Cấu trúc của mã QR Code có gì độc đáo?
Sự ra đời của mã QR Code
Mã QR Code còn được gọi là mã vạch hoặc QR code là viết tắt của Quick response code – mã phản hồi nhanh, được phát triển vào năm 1994 bởi công ty Denso Wave của Nhật Bản. QR Code là dạng mã vạch 2 chiều (2D) được quét bởi các máy quét mã vạch 2D và các phần mềm quét mã vạch trên điện thoại di động thông minh qua chức năng chụp ảnh.
Ý đồ ban đầu của nhà sản xuất khi tạo ra mã QR Code là để ứng dụng trong kiểm soát việc sản xuất các phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, loại mã này đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí trong việc quản lý, do vậy nó đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau.
Cho đến ngày nay dường như người ta đã quên đi ứng dụng đầu tiên của nó, mà chỉ biết rằng nó được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm và hàng hóa mọi lĩnh vực. Mã QR Code được xem là loại mã vạch không thể thiếu của rất nhiều sản phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ mà các loại hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường hiện nay.
Cấu trúc của mã QR Code
Khi nhìn vào mã QR Code, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất rối mắt bởi nó được lắp ráp từ rất nhiều hình vuông nhỏ màu đen trắng đan xen cùng rất nhiều ký tự mà bạn “chả hiểu gì cả”. Nhưng thực sự đây là những cấu trúc của mã QR Code có sự sắp đặt nhất định và được phân bố một cách có trật tự. Để máy quét nhận dạng được mã QR thì mã này phải luôn là hình vuông.
Mã QR gồm các thành phần như:
- Dấu vị trí: là 3 ô vuông nằm ở 3 góc của mã QR, gồm 2 ô vuông phía trên – phía dưới bên tay tái và 1 ô vuông phía trên bên tay phải của mã. Chúng biểu thị hướng mà mã QR được in.
- Ký hiệu căn chỉnh: là ô vuông nhỏ phía dưới bên tay phải, dành cho những Mã QR lớn, đây là phần bổ sung giúp máy quét mã QR dễ dàng hơn khi mã có kích thước lớn.
- Mẫu thời gian: dòng ô vuông nhỏ bên trái có hình dạng chữ L, có chức năng giúp máy quét xác định chính xác độ lớn của dữ liệu.
- Thông tin phiên bản: chỉ định phiên bản mã QR Code đang được sử dụng. Hiện tại có 40 phiên bản Mã QR khác nhau, đối với mục đích tiếp thị thường được sử dụng các phiên bản 1-7.
- Thông tin định dạng: là các mẫu định dạng chứa thông tin về khả năng chịu lỗi và mẫu mặt nạ dữ liệu giúp bạn dễ dàng quét mã.
- Dữ liệu và các phím sửa lỗi: bao gồm hầu hết những vùng trống trên mã QR, những mẫu này chứa dữ liệu thực tế.
- Khu vực yên tĩnh: là khoảng không bảo quanh mã QR giống như một đường viền, khoảng cách này rất quan trọng đối với chương trình quét để phân biệt Mã QR với môi trường xung quanh.
Cấu trúc của mã QR Code rất phức tạp do đó rất khó làm giả, vì vậy sử dụng các loại tem truy xuất nguồn gốc bằng cách quét mã QR được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Điều này đảm bảo sản phẩm khó bị làm giả, sao nhái thương hiệu giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi sản xuất hàng hóa và giữ vững niềm tin với người tiêu dùng.
Sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện đại này, người tiêu dùng có thể nhanh chóng biết được đầy đủ và chính xác thông tin về sản phẩm cũng như doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng do đó không mất tiền oan vào những sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như quá trình sử dụng.
Cách quét mã QR Code có khó không?
Nghe nói đến các công nghệ cao thời đại mới rất nhiều người suy nghĩ chắc sẽ khó sử dụng và phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm cũng như học hỏi. Tuy nhiên cách quét mã QR Code rất đơn giản chỉ với thiết bị điện tử thông minh có kết nối internet là bạn có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại bất cứ nơi đâu.
Người dùng tải các ứng dụng quét mã QR về máy sau đó thực hiện quét bằng cảm biến hình ảnh có trên camera điện thoại. Ứng dụng sẽ chuyển đoạn mã sang dạng nhị phân và hiển thị thông tin, hoặc thực hiện hành vi đã được lập trình sẵn như mở ra website, thông báo sản phẩm hay hàng hóa chính hãng…
Hiện nay có nhiều ứng dụng dùng riêng để quét mã QR, nhưng rất nhiều ứng dụng phổ biến tự tích hợp công cụ quét vào sản phẩm của mình từ các nhà sản xuất. Tuy nhiên điều này khiến người tiêu dùng hoang mang, không tin tưởng bởi không có sự công bằng và không có bất cứ sự đánh giá khách quan nào từ bên ngoài.
Từ thành phần cấu trúc của mã QR Code trên có thể thấy được sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong quản lý hàng hóa và ngăn chặn việc làm giả sản phẩm. Đồng thời giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật giả và nhanh chóng tìm kiếm những sản phẩm đúng thương hiệu.